Cà phê của Huế bấy lâu nay “ẩn nấp’ sau những cánh rừng và đồi núi cao phía Tây cố đô. Ai mà ngờ rằng vùng đất này lại sản sinh ra cà phê A Lưới – một loại cà phê có vị ngọt thơm đặc sắc và đầy nội lực do người dân tộc Pako canh tác. SHIN Cà Phê vẫn không ngừng khai phá, đồng hành và cùng phát triển để mang lại cuộc sống tốt hơn cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê vùng A Lưới.
Vị đắng cây cà phê trong gian khó
Tại Thừa Thiên Huế, A Lưới được biết đến là vùng trồng cà phê chè có lịch sử muộn màng nhất, cũng là non trẻ nhất tại vùng cà phê Arabica miền Trung (so với Phủ Quỳ-Nghệ An, Khe Sanh-Quảng Trị).
A Lưới nằm giáp với dãy Bạch Mã, một nhánh của dãy Trường Sơn Bắc đâm ngang ra biển. Địa hình này đã hình thành một bức tường ngăn cách các đợt gió mùa Đông Bắc, phân hoá thành 2 miền khí hậu rõ rệt. A Lưới cũng là vùng đất cuối cùng của cà phê Arabica miền Trung.
A Lưới có khí hậu, đất đai và độ cao phù hợp với điều kiện phát triển cây cà phê Arabica. Tuy nhiên, vào cuối năm 2010, Công ty Vinacafe Quảng Trị phá sản, ngừng đầu tư sản xuất và chế biến cà-phê tại Nông trường A Lưới (Thừa Thiên – Huế), Chính sự kiện này đã khiến cho hàng trăm ha diện tích cà phê không được chăm sóc, phát triển còi cọc, cho năng suất cũng như chất lượng kém, làm ảnh hưởng đến danh tiếng của cà phê tại A Lưới.

Hệ thống xưởng cà phê được đầu tư hàng chục tỷ rơi vào tình trạng hoang phế. Tổng diện tích vườn cây cà-phê của Nông trường cà-phê A Lưới thuộc bốn xã: Hồng Thượng, Hồng Thái, Hồng Bắc và xã Nhâm, với diện tích hơn 450 ha. Trong đó, có hơn 52 ha diện tích kém hiệu quả. Các hộ dân không còn niềm tin vào cây cà phê, nhiều hộ lâm cảnh khó khăn vì những khoản vay mượn đổ xuống vườn cà phê mà thu chẳng được bao nhiêu…nên đã tự ý chuyển đổi thành các loại cây trồng khác.
Dù địa phương đã có nhiều chính sách khắc phục nông trường cà phê A Lưới nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Đa phần những hộ trồng cà phê đều là người đồng bào dân tộc thiểu số và họ đã không còn mặn mà gì đối với loại cây trồng này.
SHIN cà phê và hành trình chinh phục cà phê A Lưới
A Lưới là vùng trồng cà phê non trẻ nhất của cà phê miền Trung. Tuy vậy nó vẫn giữ lại được những hương vị đặc trưng nguyên bản của vùng đất này. SHIN luôn tự hào là người khai phá và phát triển cà phê đặc sản A Lưới.
Trên hành trình Khai phá – Đồng hành – Cùng phát triển, SHIN Cà Phê đã nhìn thấy được những khó khăn thách thức mà người dân trồng cà phê nơi đây. Nêm đã chủ động làm việc cùng với người dân, hướng dẫn họ cách thu hoạch và sơ chế cà phê. Bên cạnh đó, trước đây những hạt cà phê tại A Lưới đều được thu hái, lên men hoặc phơi nền theo kiểu truyền thống mà từ xưa họ vẫn hay làm. Việc thay đổi được thói quen của người nông dân là một quá trình lâu dài , cần nhiều sự kiên nhẫn.
Phần lớn những hộ gia đình trồng cà phê tại A Lưới đều là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn và đều thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chính vì vậy, không chỉ giúp đỡ người dân về tư vấn kỹ thuật , chọn giống cà phê, SHIN còn kết hợp với Foodmap trong chiến dịch “Những bước chân xanh”. Cụ thể, mỗi gói sản phẩm được bán ra, FoodMap và SHIN Cà Phê sẽ trích ra 10.000 VND cho chương trình để góp phần hỗ trợ nhu yếu phẩm, quần áo cũng như đảm bảo các điều kiện học tập ổn định cho các em nhỏ thuộc những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, giúp họ có niềm tin vào mảnh đất trồng cà phê của mình.
Với sự cố gắng không ngừng nghỉ của SHIN cùng với địa phương và người đồng bào dân tộc, cà phê của A Lưới giờ đây đã trở thành một loại “đặc sản” được yêu thích với vị nhẹ nhàng, chua nhẹ, ngọt dịu, thiên vị của các loại hạt rang, tựa một cô gái “ngoan, trầm, xinh” không cầu kỳ phấn son nhưng vẫn thu hút. Cà phê và cả tình người dân A Lưới đã thuyết phục được những” tín đồ” cà phê dừng lại khám phá và yêu mến.

Thưởng thức cà phê A Lưới không chỉ là cách chúng ta dành tình cảm cho “đặc sản vùng miền Việt Nam” mà còn góp phần mang đến cho người đồng bào dân tộc nơi đây một cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.
Khám phá câu chuyện cà phê Sơn La của SHIN Cà Phê